Bệnh mù màu là gì? Có chữa trị được không?

Bệnh mù màu là gì? Có chữa trị được không?

Bệnh mù màu không phải là một căn bệnh hiếm trong xã hội ngày nay.  Mặc dù, căn bệnh này không ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống. Tuy nhiên, nó khiến cho bệnh nhân mất đi khả năng cảm nhận về một số màu sắc.

Vậy bệnh mù màu là gì, căn bệnh này có thể chữa được không, và chữa nó bằng cách nào? Những câu trả lời sẽ được Mắt Kính Việt Phát trả lời trong bài viết ngay bên dưới đây.

Bệnh mù màu là gì?

Theo Viện Quốc gia về Mắt và Điều tra Thị giác (National Eye Institute – NEI). Bệnh mù màu hay cái tên hội chứng mù màu là căn bệnh mà mắt sẽ bị rối loạn sắc giác. Có nghĩa là đôi mắt của chúng ta sẽ không thể phân biệt một số màu hoặc sự pha trộn về màu.

Những người mắc căn bệnh này vẫn nhìn thấy rõ sự vật thông qua mắt. Tuy nhiên, khả năng nhìn nhận về màu sắc sẽ giảm. Đôi lúc cũng có trường hợp những người mắc hội chứng nặng sẽ không thể phân biệt màu được.

Dù căn bệnh không ảnh hưởng nhiều đến thị lực, tuy nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thế giới quan. Do đó, nó là một vấn đề nan giải và thường được nhiều người quan tâm. Theo những nghiên cứu khoa học, tỷ lệ nam giới bị bệnh mù màu sẽ cao hơn so với nữ giới.

Hội chứng mù màu là gì?
Hội chứng mù màu là gì?

Các triệu chứng của bệnh mù màu

Bệnh nhân bị mù màu có thể được phát hiện từ khá sớm với những biểu hiện rõ ràng. Một  số phép thử đơn giản có thể nhận biết một người có bị bệnh mù màu hay không. Đặc biệt, các bệnh nhân bị hội chứng mù màu nên được phát hiện sớm.

Những triệu chứng của bệnh nhân mù màu được thể hiện thông qua các yếu tố dưới đây:

  • Không phân biệt một số màu sắc đặc biệt là khi tô, vẽ
  • Người bị mù màu sẽ nhạy cảm với ánh sáng và màu sắc hơn. Thường bị mù màu thì nhìn vào màu sắc mắt sẽ đau.
  • Người có hội chứng mù màu nhẹ thường không phân biệt được một số màu. Đó là các màu cơ bản như màu đỏ và màu xanh, màu vàng và màu xanh dương.
  • Trường hợp nặng, họ chỉ có thể nhìn thấy được các màu cơ bản là trắng, đen và xám.

Khi gặp những triệu chứng như thế này, tốt nhất phải đến cơ sở mắt uy tín để được thăm khám. Phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh có cuộc sống đầy màu sắc và thế giới quan chính xác.

Triệu chứng mù màu
Triệu chứng mù màu

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì?

Trên thực tế về khoa học có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh mù màu. Hội chứng này có thể xuất hiện bẩm sinh hoặc sau quá trình sinh sống và phát triển. Vậy những nguyên nhân nào gây ra hội chứng mù màu.

Do rối loạn di truyền

Về mặt sinh học, bệnh mù màu liên quan trực tiếp đến di truyền từ bố mẹ. Ở đây, căn bệnh xuất hiện do sự rối loạn liên quan đến bộ nhiễm sắc thể giới tính.

Theo như quy định sinh học di truyền, giới tính nam mang bộ nhiễm sắc thể XY, còn nữ là XX. Hội chứng xuất hiện khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể thiếu gen của X. Điều này đã gây ra sự rối loạn về nhận diện ánh sáng.

Đối với nam giới, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với nữ giới. Bởi lẽ, khi con trai nhận được gen X đột biến từ mẹ thì sẽ bị mắc bệnh.

Đối với nữ giới mang bộ nhiễm sắc thể là XX nên khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn. Bởi, di truyền gen X đột biến thì vẫn còn gen X còn lại có thể lấn át gen bị bệnh.

Xem thêm:  9 triệu chứng bệnh về mắt nguy hiểm thường gặp

Do mắc bệnh

Không chỉ liên quan về mặt di truyền, trong quá trình phát triển của con người vẫn sẽ bị mắt bệnh. Lý do nằm ở việc bị mắc các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp,.. Hay những căn bệnh liên quan về mắt như tăng nhãn cầu, thoái hóa điểm vàng.

Những căn bệnh kể trên đều có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của mắt. Điều này khiến cho mắt phải chịu áp lực lớn và gây ra bệnh mù màu.

Do một số loại thuốc

Nguyên nhân của hội chứng mù màu cũng có thể do một số loại thuốc gây ra. Khi sử dụng các loại thuốc tim mạch, cao huyết áp hay nhiễm trùng cũng là lý do. Nếu dùng các loại thuốc này trong thời gian dài cũng gây ra bệnh rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Xem thêm:  Top 10 thương hiệu tròng kính tốt nhất thế giới hiện nay

Do lão hóa

Mắt chúng ta cũng sẽ giống như da và các bộ phận khác sẽ dẫn lão hóa. Vì thế, khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc cũng sẽ từ từ giảm xuống và gây ra bệnh lý. Sẽ có các loại kính cho người mù màu để giúp phân biệt sắc giác tốt hơn.

Do tiếp xúc với hóa chất

Hóa chất cũng đã được nghiên cứu là một trong những nguyên nhân gây mù màu. Tiếp xúc trong một trường như phân bón hay các chất như Disulfua Cacbon sẽ gây bệnh.

Cách kiểm tra mù màu

Hiện nay, bệnh mù màu không phải hiếm và hoàn toàn có thể thăm khám và chẩn đoán chính xác. Có hai phương pháp chính để kiểm tra mù màu là phương pháp định tính và định lượng.

  • Kiểm tra định tính: Phương pháp này sử dụng xét nghiệm Ishihara để chẩn đoán. Đây là phương pháp phổ biến để xác định mù màu đỏ và xanh lá. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xem một loại bảng màu với các chấm màu nhỏ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu xác định màu trên bảng đó.
  • Kiểm tra định lượng: Sử dụng bài kiểm tra Farnsworth – Munsell 100 gồm 4 khay đựng các màu khác nhau. Bác sĩ sẽ đưa những màu mẫu và bệnh nhân phải chọn màu nào giống với màu mẫu nhất. Mỗi lựa chọn sẽ tương ứng với một con số và sẽ giúp xác định tính nghiệm trong của căn bệnh.

Bệnh mù màu có chữa được không

Những nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hiện nay thể đưa ra phương pháp nào chữa trị bệnh mù màu. Đặc biệt là đối với hội chứng mù màu nghiêm trọng chỉ nhìn thấy các màu cơ bản.

Tuy nhiên, vẫn có các phương pháp làm giảm thiểu tình trạng mù màu. Trong đó, kính cho người mù màu là cách được lựa chọn nhiều nhất. Kính được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Kính cho người bệnh mù màu được thiết kế giúp người bệnh phân biệt màu. Đặt biệt còn giảm độ chói sáng giúp nhận biết màu dễ dàng hơn. Người bệnh có thể an tâm vì đôi kính sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cửa sổ tâm hồn đi tìm màu sắc. Đó cũng sẽ là cơ hội để bệnh nhân có cuộc sống tràn đầy màu sắc và niềm vui.

Kính cho người mù màu 
Kính cho người mù màu
Xem thêm:  Cận thị có chữa được không? 6 phương pháp chữa cận thị tốt nhất

Bài viết trên đây của Mắt Kính Việt Phát đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh mù màu. Mong rằng thông tin này sẽ bổ ích cho nhiều người. Đừng quên hãy đi kiểm tra định kỳ và thăm khám khi xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *