Loạn thị là một trong những tật khúc xạ ở mắt đang ngày càng phổ biến, trở thành mối quan tâm lớn hiện nay. Loạn thị không chỉ ảnh hưởng đến thị lực của mắt, mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhận biết và phân biệt chi tiết các hình ảnh. Cùng Mắt Kính Việt Phát tìm hiểu để biết loạn thị là gì và những tác động của nó ngay bài viết dưới đây.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là gì và có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm.Khi bị loạn thị, mắt sẽ không như bình thường, ở trong trạng thái kích thước tròn đều, mà nó sẽ có dạng elip. Chính vì thế khi mà ánh sáng chiếu vào võng mạc của mắt sẽ bị cong lại theo 1 hướng nào đó chứ không phân bố toàn bộ mắt. Kết quả là, mắt sẽ không nhìn thấy rõ ràng hết mọi thứ mà chỉ có một phần nhất định là nhìn thấy rõ. Còn lại thì sẽ hơi mờ mịt và biến đổi như sóng nước.
Loạn thị có xu hướng xuất hiện cùng với viễn thị hoặc cận thị. Những tật khúc xạ này đều có liên quan mật thiết đến độ cong của giác mạc.
Loạn thị ảnh hưởng như thế nào đến tầm nhìn?
Các bộ phận của mắt kết hợp với nhau để cho phép ánh sáng đi vào. Ánh sáng truyền qua giác mạc, nơi tập trung ánh sáng qua thủy tinh thể. Quá trình này chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu đến võng mạc. Võng mạc sau đó biến các tín hiệu này thành xung điện, cho phép dây thần kinh thị giác truyền chúng tới não. Não sử dụng các tín hiệu này để tạo hình ảnh, giúp chúng ta nhìn thấy.
Tuy nhiên, ở người bị loạn thị, ánh sáng khi vào mắt bị méo mó khác với mắt bình thường. Ánh sáng không tập trung đúng trên võng mạc, dẫn đến điểm tiêu không đều. Do đó, hình ảnh hiện lên bị mờ hoặc méo như sóng nước. Vậy nên, loạn thị có thể ảnh hưởng đến thị lực ở mọi khoảng cách, làm thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới
Phân loại mức độ loạn thị
Khi bị loạn thị, chúng ta sẽ thường được bác sĩ chẩn đoán là loạn thị giác mạc hoặc loạn thị thấu kính. Loạn thị giác mạc là các giác mạc bị biến dạng, còn loạn thị thấu kính nghĩa là hình dạng của thủy tinh thể không đều.
Vậy đơn vị đo mức độ nghiêm trọng của loạn thị là gì? Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá mức độ nghiêm trọng qua đơn vị diop. Khi tầm nhìn suy giảm hoặc cần phải điều chỉnh nhiều hơn thì số diops càng lớn.
Mức độ loạn thị được đánh giá như sau:
- Loạn thị nhẹ: <1.00 diop.
- Loạn thị vừa: 1.00 – 2.00 diop.
- Loạn thị nặng: 2.00 – 3.00 diop.
- Loạn thị rất nặng: > 3.00 diop.
Nguyên nhân gây loạn thị
Loạn thị xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy những nguyên nhân cơ bản gây nên loạn thị là gì? Những nguyên nhân gây loạn thị cơ bản như sau:
- Yếu tố di truyền: Khi cha mẹ bị loạn thị thì khả năng đứa trẻ được sinh ra cũng có khả năng cao bị loạn thị.
- Chấn thương vùng mắt: Nếu bạn bị chấn thương do tham gia các hoạt động thể thao, hay tai nạn hoặc bị các vật thể ngoại lai xâm nhập vào mắt thì đấy cũng là những nguyên nhân phổ biến gây loạn thị.
- Các bệnh liên quan đến thoái hóa giác mạc cũng khiến mắt bị loạn thị.
- Sau khi phẫu thuật mắt, nếu phẫu thuật không thành công thì loạn thị cũng là 1 dạng biến chứng sau phẫu thuật.
Dấu hiệu loạn thị ở mắt
Khi bị loạn thị, tùy theo từng người mà bạn sẽ có các dấu hiệu loạn thị mắt khác nhau. Thậm chí có rất nhiều trường hợp các dấu hiệu xuất hiện không rõ ràng. Vậy các biểu hiện chính khi bị loạn thị là gì?
- Mờ mắt: Đây được coi là triệu chứng phổ biến nhất, khiến mắt không nhìn rõ hình ảnh, các chi tiết trên các vật thể trở nên mờ mịt, khó khăn trong việc nhìn.
- Khi nhìn đèn hay các vật sáng thì thường có xu hướng nhìn thấy ánh sáng chói hoặc tạo quầng sáng xung quanh.
- Gặp khó khăn nếu nhìn vào ban đêm
- Mỏi mắt: Những ai bị loạn thị thường có dấu hiệu này, dấu hiệu này thường xuất hiện sau khi chúng ta tập trung nhìn hoặc làm việc, học tập trong thời gian dài.
- Bị nhức đầu, choáng váng.
- Nheo mắt mới thấy rõ vật
Loạn thị thường đi kèm khi bạn bị viễn thị hoặc cận thị. Nếu không được điều trị loạn thị kịp thời, có thể khiến mắt bị giảm thị lực, nếu nặng hơn thì có nguy cơ mất thị lực. Do đó, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến mắt thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp để bảo vệ mắt tốt nhất.
Loạn thị thường gặp ở đối tượng nào?
Những nhóm đối tượng thường có nguy cơ mắc loạn thị như:
- Di truyền: Khi cha mẹ bị loạn thị thì khả năng đứa trẻ được sinh ra cũng có khả năng cao bị loạn thị.
- Chấn thương vùng mắt: Nếu bạn bị chấn thương do tham gia các hoạt động thể thao, hay tai nạn hoặc bị các vật thể ngoại lai xâm nhập.
- Bị viễn thị hoặc cận thị nặng: Những người đang bị các tật khúc xạ như viễn hoặc cận thị ở mức độ nặng.
- Tiền sử phẫu thuật mắt: Những người đã từng phẫu thuật mắt.
- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc các tật khúc xạ như loạn thị cao hơn so với các nhóm người trẻ.
Biến chứng khi bị loạn thị
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ rằng nó rất đơn giản, nhưng nếu không chăm sóc đúng cách và kịp thời thì những biến chứng lớn,mà bạn sẽ gặp phải, biến chứng của loạn là gì?
- Nhược thị: Khi bị nhược thị, mắt bạn sẽ bị giảm thị lực ở một hoặc đôi khi là cả hai mắt, vì não không nhận biết được hình ảnh mà mắt truyền đến, hoặc cũng có thể là do não chỉ tập trung hoạt động với một bên mắt và bỏ qua bên mắt còn lại.
- Sau khi điều trị loạn thị, người bệnh có khả năng bị khô mắt và nhạy cảm với ánh sáng là rất cao.
- Mất thị lực: Loạn thị thoạt nhìn thì đơn giản nhưng nó có thể làm mờ các phần trong suốt của mắt như thủy tinh thể, từ đó gây khó khăn, trở ngại thị lực của mắt. Đặc biệt, nếu quá nặng thì mắt có thể có nguy cơ bị mù lòa.
Chẩn đoán loạn thị
Dấu hiệu của loạn thị không xuất hiện rõ rệt 1 lúc mà nó thường xuất hiện một cách dần dần. Khi bạn cảm thấy mắt mình đang có dấu hiệu thay đổi thị lực thì nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ. Quá trình chẩn đoán loạn thị sẽ như sau:
- Khám mắt: Bác sĩ sẽ khám mắt tổng quát bao gồm cả việc khám bên trong mắt, để đưa ra chẩn đoán và đánh giá thị lực.
- Kiểm tra thị lực: Đây là 1 phần quan trọng, khi kiểm tra thị lực, bạn sẽ được đeo mắt kính chuyên dụng và nhìn vào bảng ký tự được treo sẵn.
- Kiểm tra độ khúc xạ: Bác sĩ chẩn đoán, đo lường sự tập trung và sự uốn cong của ánh sáng khi đi vào mắt.
- Bản đồ giác mạc: Quy trình này có liên quan trực tiếp đến việc đo đường cong giác mạc, các bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ để phác thảo nên một bản đồ chi tiết hình dạng giác mạc. Sau đó đo đường cong giác mạc bằng các công nghệ mới nhất.
- Đèn khe: Đèn khe – một loại kính hiển vi đặc biệt, dùng để chiếu ánh sáng mạnh vào mắt, sau đó quan sát các lớp và cấu trúc của mắt.
Loạn thị được điều trị như thế nào?
Đeo kính mắt
Đeo kính mắt là phương pháp phổ biến để hỗ trợ mắt khi gặp vấn đề về tật khúc xạ như loạn thị, cận thị, viễn thị. Kính loạn thị sẽ giúp hình ảnh đúng với võng mạc, hỗ trợ mắt nhìn rõ hơn, không bị mờ hay nhiễu.
Ưu điểm khi đeo kính loạn thị là gì ? Bạn được lựa chọn đa dạng các chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, mang đến tính thẩm mỹ cao cho người dùng. Tuy nhiên, nhược điểm khi đeo kính mắt là gây cản trở, dễ rơi rớt khi người sử dụng và sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn mang đi mưa.
Sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng là phương pháp được nhiều người sử dụng khi không muốn đeo kính gọng. Có 2 loại kính áp tròng phổ biến, được nhiều người sử dụng:
- Kính áp tròng mềm: Loại kính này thường được sử dụng khi bệnh nhân bị loạn thị, đặc biệt là thấu kính toric, được sử dụng tùy theo tình trạng mắt của bệnh nhân.
- Kính áp tròng cứng: Đây là giải pháp rất hữu ích cho những trường hợp loạn thị nặng. Kính áp tròng cứng được áp dụng trong các phương pháp điều trị đặc biệt như orthokeratology.
Phẫu thuật mắt
Các loại phẫu thuật bao gồm phẫu thuật cắt giác mạc bằng ánh sáng, phẫu thuật mắt LASIK và PRK. Phẫu thuật PRK sẽ được chỉ định để loại bỏ mô kể cả các lớp bên ngoài lẫn bên trong giác mạc. Phẫu thuật LASIK lại ngược lại vì nó chỉ can thiệp vào mô ở lớp bên trong.
Khi phẫu thuật mắt bạn sẽ thấy nó có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn và lâu dài hơn cho thị lực. Đây là sự lựa chọn rất hợp lý cho những ai mắc phải vấn đề thị lực nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm vượt trội mà phẫu thuật mắt mang lại thì có cũng có nhược điểm. Khi phẫu thuật mắt, tuy khả năng thấp nhưng vẫn có thể xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật mắt cao hơn rất nhiều so với các phương pháp điều trị thông thường.
Biện pháp phòng ngừa
Biết được nguyên nhân loạn thị là gì có thể kiểm soát, duy trì và phòng ngừa một cách hợp lý thông qua việc tuân thủ chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách khoa học:
- Hạn chế tối đa những tác động có thể làm tổn thương mắt.
- Nên học tập, làm việc ở những không gian đủ sáng.
- Khi ngồi, cần giữ đúng tư thế, hạn chế việc ngồi sai tư thế, khiến mắt quá gần với các thiết bị điện tử.
- Cần kiểm tra, điều trị các bệnh lý về mắt một cách kịp thời nhất.
- Nếu có thể, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, cho mắt thư giãn sau vài tiếng làm việc với máy tính để mắt được thư giãn, nghỉ ngơi, không gây áp lực cho mắt.
- Nên có chế độ ăn uống hợp lý, cần cung cấp đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho mắt.
Bài viết trên đã chia sẻ cho mọi người hiểu được loạn thị là gì, những nguyên nhân gây loạn thị và cách khắc phục nó. Hy vọng những thông tin mà Mắt Kính Việt Phát chia sẻ sẽ thật hữu ích cho tất cả mọi người.