15 bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp mà bạn cần lưu ý

15 bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp mà bạn cần lưu ý

Đôi mắt là bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và mắt của trẻ em còn yếu ớt gấp bội. Vậy nên cha mẹ cần phải lưu ý về những dấu hiệu bệnh về mắt ở trẻ em để phòng tránh, cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Vậy những căn bệnh về mắt nào ở trẻ em cần phải lưu ý kỹ?

Dấu hiệu bị bệnh về mắt ở trẻ

Trẻ em là đối tượng yếu ớt và nhạy cảm. Chúng dễ mắc những bệnh về mặt và nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ giảm sút thị lực. Trường hợp nguy hiểm còn có thể gây ra những biến chứng khó kiểm soát cùng với khả năng bị mù vĩnh viễn. 

Dấu hiệu bị bệnh về mắt ở trẻ
Dấu hiệu bị bệnh về mắt ở trẻ

Do đó cha mẹ luôn phải chú ý theo dõi để nhận diện những dấu hiệu của các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em. Trong đó điển hình là các dấu hiệu sau: 

  • Trẻ bị ngứa mắt, khó chịu và muốn gãi có thể là dấu hiệu của dị ứng mắt, viêm bờ mi.
  • Mí mắt của trẻ đỏ và có nhiều ghèn đóng lại, là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.
  • Trên con ngươi xuất hiện nhiều tia máu.
  • Trẻ khó nhìn được những sự vật, sự việc xung quanh. 
  • Hai mắt không đồng nhất. 
  • Tròng mắt của trẻ xuất hiện đốm trắng, nguy cơ lớn là bị đục thủy tinh thể hoặc ung thư mắt.
  • Trẻ thường xuyên chảy nhiều nước mắt.
  • Không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định.
  • Mắt của trẻ nhạy cảm, sợ ánh sáng chiếu vào do áp lực trong mắt bị gia tăng. 

Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp

Căn cứ vào những dấu hiệu trên, cha mẹ có thể loại trừ và suy đoán các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em. Sau đó cha mẹ có thể dựa vào đấy để đưa trẻ đến bệnh viện, chia sẻ với các bác sĩ, để có phương pháp điều trị cụ thể đúng cách nhất. 

Dưới đây là tên của những bệnh về mắt ở trẻ em thường thấy mà cha mẹ cần chú ý: 

Tật cận thị – Tật về mắt ở trẻ em phổ biến

Cận thị luôn là vấn đề đe dọa nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh bệnh cận thị bằng cách lưu ý con cái ngồi học theo tư thế đúng khoa học. 

Cận thị ở trẻ
Cận thị ở trẻ

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ, cân bằng các chất dinh dưỡng, vitamin để phòng tránh cận thị cho trẻ. Nếu trong trường hợp trẻ em có dấu hiệu cận thị nhẹ, cha mẹ cần chú ý để phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. 

Tật viễn thị

Trẻ em mới sinh luôn bị viễn thị, nhưng sẽ giảm dần khi lớn lên. Đến khoảng 2 – 3 tuổi thị độ viễn nằm ở 3 độ và nếu mắt trẻ không hoặc ít phát triển thì sẽ bị viễn thị. Độ tuổi bắt đầu viễn thị là khi vào lớp 1. 

Nguyên nhân gây ra tật viễn thị ở trẻ em thường là do mắt quá nhỏ, trục trước sau của mắt quá ngắn. Điều này gây ra ảnh hiện sau võng mặc. Nếu mắt trẻ tăng dần kích thước với chiều cao của trẻ thì độ viễn thị giảm dần. Nhưng cũng có thể do một nguyên nhân nào đó, mắt không phát triển và trẻ bị viễn thị. 

Viễn thị ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhược thị. Vậy nên cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu viễn thị ở trẻ như trẻ hay bị mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu và đỏ mắt khi nhìn lâu. Hãy đến khám bác sĩ ngay khi thấy điều này.

Loạn thị

Loạn thị thường xuất hiện khi mới sinh và thường là sự kết hợp giữa cận cùng viễn thị. Trẻ bị viễn thị nhìn hình biến dạng, bị mờ nhòe. Chức năng thị giác sẽ dần suy giảm. Vì thế hãy đến khám bác sĩ ngay.

Nhược thị

Lác hoặc tật khúc xạ, đục các thành phần trong suốt của mắt hoặc viễn thị có thể là nguyên nhân nhược thị. Trẻ em bị nhược thị không phát triển thị lực khỏe mạnh, ảnh hưởng cuộc sống và đôi mắt. 

Mắt lác

Mắt lác là khi hướng về 2 hướng khác nhau. Lác vừa ảnh hưởng thẩm mỹ vừa dễ gây hiện tượng nhược thị. Hơn nữa trẻ còn phải điều tiết mắt với cường độ mạnh nên dễ cận thị, thị lực kém. Bố mẹ nghi ngờ trẻ bị lác phải điều trị càng sớm càng tốt.

Mắt lác
Mắt lác ở trẻ

Đục thủy tinh thể – Một trong các bệnh về mắt của trẻ em nguy hiểm

Đây là một trong các bệnh về mắt của trẻ em rất nguy hiểm mà bố mẹ phải lưu ý. Các tia sáng không chiếu qua được nếu trẻ bị đục thủy tinh thể và có thể sẽ bị mù nếu không chữa trị. Bệnh này có thể do di truyền, do bị nhiễm khuẩn khi sinh hay do Down, Galactose huyết, …. 

Xem thêm:  9 triệu chứng bệnh về mắt nguy hiểm thường gặp

Sụp mí mắt

Đây là hiện tượng mí mắt của trẻ bị sụp xuống, che đi mắt nên sinh hoạt bất tiện, khó khăn. Nếu để tình trạng này lâu dài thì dễ dẫn đến nhược thị. Đây có thể là do bẩm sinh, bị chấn thương mắt, do phẫu thuật các bệnh khác liên quan tới mắt, hoặc do hệ thần kinh, … 

Trẻ bị sụp mí mắt
Trẻ bị sụp mí mắt

Dị ứng mắt

Dị ứng mắt xảy ra khi mắt phản ứng với các chất kích thích (hay được gọi là dị nguyên). Hiện tượng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng sai lệch với các yếu tố có hại từ bên ngoài. Hệ thống tạo ra các chất chống lại dị nguyên nhưng gây khó chịu cho mắt. 

Cha mẹ nên loại bỏ các dị nguyên ra khỏi mắt. Và nên đến khám ở bệnh viện, đừng để trẻ dụi mắt.

Glôcôm bẩm sinh – Một trong các bệnh về mắt ở trẻ em bẩm sinh

Glocom bẩm sinh là bệnh về mắt ở trẻ em còn được gọi là tăng nhãn áp. Chỉ có 1/10000 trẻ bị tăng nhãn áp, nhưng bệnh này có thể gây ra mù mắt. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị tiểu đường, do thường sử dụng thuốc Corticosteroids, gen di truyền, tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch.

Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non – ROP

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) không được phát hiện kịp thời thì có thể dẫn đến mù mắt. Nguyên nhân cụ thể của bệnh này vẫn chưa được xác định, nhưng thường được chẩn đoán do sinh non, thiếu cân, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh.

Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non - ROPBệnh võng mạc ở trẻ đẻ non - ROP
Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non – ROP

Tắc tuyến lệ – Bệnh về mắt ở trẻ em dễ gặp

Tắc tuyến lệ là một bệnh về mắt ở trẻ em dễ gặp, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do hệ thống dẫn nước mắt của bé bị tắc nghẽn, làm chảy nước mắt sống, dễ bị nhiễm trùng mắt. Đừng nên để bệnh kéo dài vì gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến đôi mắt của trẻ. 

Những trẻ dễ bị tắc tuyến lệ là do mắt bị nhiễm trùng, hộp sọ phát triển bất bình thường, trẻ bị chấn thương gần vùng mũi hoặc mắc các khối u gây tắc nghẽn tuyến lệ. Ngoài ra cũng có thể do một số di chứng do dùng thuốc.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ, trẻ rất khó chịu khi bị bệnh này. Nếu không can thiệp kịp thời dễ bị nhiễm trùng, sưng, tấy. 

Viêm kết mạc
Viêm kết mạc

Nguyên nhân chủ yếu của viêm kết mạc là do vi khuẩn, virus hoặc do bụi bặm, lông động vật, phấn hoa, … Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc là kết mạc đỏ, bị ngứa mắt, chảy nước mắt sống, phù nề mi mắt, có gỉ mắt, giác mạc bị thâm nhiễm, … Ngoài ra còn có biến chứng hắt hơi, sổ mũi, ho, nổi hạch, … 

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là bệnh rối loạn mắt, làm trẻ không thể tập trung với các hình ảnh bên ngoài. Để lâu dễ bị mờ mắt. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, tư thế ngồi không khoa học, thường xuyên hoạt động trong môi trường thiếu ánh sáng. 

Ung thư võng mạc – Bệnh về mắt ở trẻ em gây mù lòa

Ung thư võng mạc là một trong những bệnh về mắt ở trẻ em được đánh giá nguy hiểm nhất. Căn bệnh này dẫn đến mù lòa và có thể ảnh hưởng tính mạng trẻ nếu không chữa trị. Nguyên nhân chính là do di truyền.

Xem thêm:  6 bệnh về mắt ở người già thường gặp bạn cần biết

Kết luận

Trên đây là các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp. Những bệnh/tật này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh hoạt của trẻ. Vì thế cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu gây bệnh ở mắt của trẻ em và đưa các em đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán, chữa trị. 

Mắt kính Việt Phát là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm tròng kính, gọng kính chất lượng tốt, hàng chính hãng tại Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ đo thị lực miễn phí, cắt kính theo yêu cầu. Nếu gia đình có con nhỏ cần được kiểm tra mắt và cắt kính an toàn, đúng độ, xin mời đến với Việt Phát để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *