[Giải đáp] Cận thị đeo kính lồi hay lõm?

[Giải đáp] Cận thị đeo kính lồi hay lõm?

Cận thị là vấn đề nhiều người phải đối mặt hằng ngày. Việc đeo kính cận là phương pháp khắc phục thị giác cho người mắc tật cận thị. Vậy người bị cận thị đeo kính lồi hay lõm? Thời gian đeo kính trong bao lâu? Hãy cùng Mắt Kính Việt Phát tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Cận thị đeo kính lồi hay lõm? 

Cận thị xảy ra khi có ánh sáng tập trung trước võng mạc nhưng không phải võng mạc ở trên như mắt thường. Người mắc tật cận thị nhìn xa thì mờ nhưng vẫn nhìn rõ khi ở gần. Để khắc phục tình trạng này, cần đeo kính cận để giúp cải thiện tầm nhìn cho người bị cận.

Vậy cận thị đeo kính lồi hay lõm? Người mắc tật cận thị cần phải đeo thấu kính phân kì, loại kính mặt lõm. Loại kính này giúp giảm độ hội tụ các tia sáng, khiến hình ảnh lùi về ở trên võng mạc như mắt thường. Điều đó giúp người cận thị có thể nhìn rõ hình ảnh ở các cự ly xa gần.

Người cận thị cũng có mức độ cận thị khác nhau. Dựa vào độ cận mà người bị cận dùng các thấu kính khác nhau để có được thị lực nhìn xa tốt nhất. Nếu mắt cận độ cao thì thấu kính càng lõm vào trong, giữa mỏng đi và phần xung quanh dày lên.

Cận thị đeo kính lồi hay lõm
Cận thị đeo kính lồi hay lõm

Hiện tại trên thị trường cũng đã có nhiều loại tròng kính với nhiều ưu điểm giúp kính mỏng nhẹ và hỗ trợ tầm nhìn tốt hơn. Trường hợp bị cận thị nặng cũng được đáp ứng tốt, giúp bạn đeo kính thoải mái nhất.

Bao lâu thì nên thay kính cận mới? 

Cận thị đeo kính lồi hay lõm? Người bị cận thị nên thay kính khi nào? Thông thường mỗi loại kính sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Để đảm bảo cho đôi mắt, bạn cần phải ghi nhớ thời gian sử dụng kính cận. Hơn thế, cần phải thay kính cận mới nếu kính cũ bị xước mờ hay gãy vỡ. Thời gian sử dụng của kính cận như sau:

Kính gọng thường: Loại kính này được chỉ định nên thay từ 6 tháng – 1 năm sử dụng. Khi độ cận có sự thay đổi hay gọng kính bị trầy xước trong kỳ tái khám định kỳ. Bạn nên thay kính mới để tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn tốt nhất.

Kính áp tròng: Loại kính áp tròng trên thị trường đang có rất nhiều loại cùng thời gian sử dụng khác nhau như: kính áp tròng dùng 1 lần, dùng 1 tuần, 1 tháng hay 6 tháng. Khi sử dụng loại kính này bạn cần phải sử dụng kính đụng độ. Ngoài ra phải tuân thủ thời gian sử dụng để đảm bảo kính không ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn.

Xem thêm:  Chi phí cắt kính cận bao nhiêu tiền? Các yếu tố quyết định

Kính cận được làm từ chất liệu gì? 

Ngoài câu hỏi cận thị đeo kính lồi hay lõm thì kính cận được làm từ chất liệu gì cũng là yếu tố nhiều người quan tâm. Bởi chất liệu kính sẽ ảnh hưởng đến độ bền, tính năng và trọng lượng kính. Do đó, tùy vào việc sử dụng kính gọng hay loại kính áp tròng mà chất liệu cũng khác nhau.

Chất liệu làm tròng kính cận gọng 

Cận thị đeo kính lồi hay lõm
Kính cận là kính lồi hay lõm – Chất liệu làm tròng kính cận gọng

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà tròng kính cận gọng cũng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, cụ thể:

  • Tròng kính thủy tinh: Tròng kính này giúp tầm nhìn rõ hơn, hạn chế bị trầy xước khi sử dụng. Nhưng hiện nay tròng kính thủy tinh không được nhiều người lựa chọn do trọng lượng khá nặng và dễ vỡ.
  • Tròng nhựa: Tròng nhựa được nhiều người yêu thích bởi trọng lượng nhẹ và khó vỡ. Ngoài ra tròng nhựa có giá thành rất hợp lý, phù hợp cho mọi đối tượng.
  • Tròng nhựa chỉ số cao (High-Index): Là loại tròng kính mỏng, nhẹ và có tầm nhìn tốt. Được đánh giá tốt hơn tròng nhựa, là loại tròng kính chất lượng cao phổ biến nhất hiện nay.
  • Tròng Polycarbonate và Trivex: Hai chất liệu này thường dùng để sản xuất kính cận trẻ em, kính bảo hộ hay kính thể thao. Ưu điểm là chống va đập tốt, hạn chế việc bị trầy trước, nứt hoặc vỡ.
Xem thêm:  Tròng kính được làm bằng chất liệu gì? Cách nhận biết chất liệu tròng kính tốt

Chất liệu làm kính cận áp tròng

Cận thị đeo kính lồi hay lõm
Kính cận là kính lồi hay lõm – Chất liệu làm kính cận áp tròng

Tựa như kính cận gọng thì kính áp tròng cũng được làm bởi các chất liệu khác nhau như:

  • Hema: Là chất liệu phổ biến nhất ở các loại kính cận áp tròng. Nó có độ thẩm thấu Oxy ở mức khá tốt, thời gian sử dụng có thể lên đến 8 tiếng/ngày.
  • Silicone hydrogel: Là chất liệu cao cấp cho kính cận áp tròng với độ thẩm thấu Oxy rất cao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên chỉ nên đeo tối đa 8 tiếng mỗi ngày để vẫn thoải mái khi sử dụng.

Người cận thị có thể dùng những loại kính nào? 

Đeo kính cận là cách áp dụng phổ biến để chữa cận thị. Vậy cận thị đeo kính lồi hay lõm? Như đã đề cập ở trên, cận thị đeo thấu kính phân kì (thấu kính lõm) để điều chỉnh tiệp tập trung của ánh sáng trên võng mạc.

Trên thị trường đang có hai loại kính phổ biến cho người cận thị là kính gọng và kính áp tròng. Cả hai đều có những ưu, nhược điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cận thị của mỗi người.

Kính gọng 

Cận thị đeo kính lồi hay lõm
Gọng kính cho người cận thị

Kính gọng là loại kính phổ biến nhất hiện nay bởi sự gọn nhẹ và dễ sử dụng cho nhiều đối tượng.

Ưu điểm:

  • An toàn cho mắt, tránh khô mắt và viêm nhiễm do không tiếp xúc trực tiếp với mắt. 
  • Dễ bảo quản, có thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Có nhiều sự lựa chọn khi sử dụng như chống chói, chống tia cực tím, tròng đổi màu,…

Nhược điểm:

  • Khi không lựa được gọng kính phù hợp thì sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ của người dùng.
  • Hạn chế tầm nhìn của mắt trong các điều kiện thời tiết như mưa, sương mù,…
  • Cản trở sinh hoạt khi tham gia hoạt động thể thao.

Kính áp tròng

Cận thị đeo kính lồi hay lõm
Kính áp tròng cho người cận thị

Kính áp tròng là loại kính sẽ đeo trực tiếp trên mắt của bạn. Loại kính này không chỉ giúp tầm nhìn tốt hơn mà còn tăng tính thẩm mỹ cho người dùng. Do đó, kính áp tròng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn.

Ưu điểm:

  • Nhiều màu sắc, tạo nên tính thẩm mỹ cao
  • Người sử dụng có thể thoải mái trang điểm, vui chơi ngoài trời.
  • Vì có nhiều mức độ khác nhau nên phù hợp cho cả những người bị cận nhẹ đến nặng.

Nhược điểm:

  • Do tiếp xúc trực tiếp nên dễ bị khô mắt hay kích ứng
  • Khó sử dụng và khó bảo quản. Nếu không bảo quản đúng cách thì mắt dễ bị viêm hoặc trầy giác mạc.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cận thị đeo kính lồi hay lõm cũng như ưu, nhược điểm của các loại kính mắt phổ biến hiện nay. Đừng quên theo dõi Mắt kính Việt Phát để cập nhật những thông tin hữu ích về mắt và kính cận nhé.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *