Bệnh cườm khô là gì? Cườm khô có nguy hiểm không?

Bệnh cườm khô là gì? Cườm khô có nguy hiểm không?

Bạn thường xuyên cảm thấy mắt mờ, nhìn mọi vật không rõ nét? Đừng chủ quan, đó có thể là dấu hiệu của bệnh cườm khô ở mắt. Bài viết này Mắt kính Việt Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa.

Bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) là gì?

cườm khô
Bệnh cườm khô

Để hiểu rõ hơn về bệnh cườm khô ở mắt, trước hết chúng ta cần biết về thủy tinh thể. Thủy tinh thể là một bộ phận như một chiếc ống kính trong mắt của bạn.  Nó có nhiệm vụ tập trung ánh sáng vào đúng vị trí, giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật thể một cách rõ nét.

Khi chúng ta lớn tuổi hoặc do một số nguyên nhân khác, protein trong thủy tinh thể bắt đầu bị thay đổi cấu trúc, gây nên tình trạng đục dần. Lúc này, ánh sáng không thể đi qua thủy tinh thể một cách dễ dàng để đến võng mạc, gây ra các triệu chứng mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng, màu sắc nhạt nhòa… Chính tình trạng này được gọi là bệnh cườm khô hoặc đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể làm giảm khả năng hội tụ ánh sáng của mắt. Thay vì tạo ra một hình ảnh rõ nét trên võng mạc, ánh sáng bị tán xạ, gây ra hiện tượng mờ nhạt, đôi khi còn kèm theo các vệt sáng hoặc bóng mờ. Điều này làm giảm đáng kể chất lượng thị giác và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Nguyên nhân bị đục thủy tinh thể

cườm khô
Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Bạn có biết tại sao nhiều người cao tuổi lại mắc phải căn bệnh đục thủy tinh thể? Mặc dù rất phổ biến, nhưng căn bệnh này lại có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính bị bệnh cườm khô bạn cần lưu ý:

  • Tuổi tác: Là nguyên nhân chính và phổ biến khiến thủy tinh thể bị đục dần theo thời gian. Khi chúng ta già đi, protein trong thủy tinh thể bắt đầu bị phân hủy và thay đổi cấu trúc, dẫn đến tình trạng thủy tinh thể bị đục.
  • Các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý có thể dẫn đến bệnh cườm khô như: bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, béo phì,…… Trong đó, bệnh tiểu đường là phổ biến khi làm tăng lượng đường trong máu, gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng thủy tinh thể, từ đó dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể cho mắt.
  • Yếu tố môi trường: Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV, có thể làm tổn thương thủy tinh thể. Ngoài ra, khi bạn gặp các chấn thương ở mắt, đây cũng là nguyên nhân có thể làm tổn thương trực tiếp đến thủy tinh thể cho đôi mắt.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng corticosteroid trong thời gian dài có thể gây đục thủy tinh thể. Một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
  • Các yếu tố khác: Hút thuốc lá hay lạm dụng rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Hơn nữa, việc không nạp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt cũng là một nguyên nhân khiến mắt bị cườm khô.

Dấu hiệu nhận biết cườm khô ở mắt

cườm khô
Dấu hiệu nhận biết bị cườm khô

Bệnh cườm khô hay đục thủy tinh thể là một căn bệnh thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi. Những dấu hiệu phổ biến của mắt bị cườm khô bao gồm:

  • Mờ mắt: Đây là triệu chứng đầu tiên và rõ ràng nhất. Cườm khô có thể làm giảm chất lượng hình ảnh trên võng mạc, gây ra tình trạng nhìn vật thể bị mờ.
  • Cảm giác khô cộm: Là triệu chứng phổ biến nhất của cườm khô. Cảm giác này thường xuất hiện khi làm việc lâu với máy tính, ở trong môi trường điều hòa hoặc khi tiếp xúc với gió mạnh.
  • Màu sắc trở nên mờ nhạt: Màu sắc của các vật thể trở nên kém sắc, nhợt nhạt hơn so với bình thường.
  • Thay đổi kính thường xuyên: Độ cận hoặc viễn của bạn thay đổi nhanh chóng, dẫn đến thường xuyên đi cắt kính để sử dụng.
  • Nhìn đôi: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy hình ảnh đôi.
  • Chảy nước mắt: Tình trạng chảy nước mắt liên tục có thể là một biểu hiện của hội chứng khô mắt do bệnh cườm khô gây ra. Điều này là do tuyến lệ cố gắng bù lại sự thiếu hụt nước mắt bằng cách sản xuất ra nhiều nước mắt hơn, nhưng chất lượng nước mắt lại kém.

Các mức độ đục thủy tinh thể

Việc phân loại đục thủy tinh thể được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau, giúp các bác sĩ đánh giá một cách chuẩn xác mức độ tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất. Dưới đây là hai cách phân loại thông dụng nhất đối với bệnh cườm khô.

Phân chia theo vị trí

  • Đục nhân: Vùng đục bắt đầu từ trung tâm của thủy tinh thể, giống như một đám mây nhỏ ở giữa. Ban đầu, triệu chứng thường nhẹ, nhưng dần dần sẽ lan rộng ra toàn bộ thủy tinh thể. Ảnh hưởng chủ yếu đến tầm nhìn xa của đôi mắt.
  • Đục vỏ: Vùng đục bắt đầu từ lớp vỏ ngoài của thủy tinh thể. Thường gây ra hiện tượng nhìn thấy hào quang xung quanh các vật sáng. Là dấu hiệu bắt đầu có thể ảnh hưởng đến thị lực ở cả gần và xa của đôi mắt.
  • Đục toàn bộ: Toàn bộ thủy tinh thể bị đục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Người bệnh thường gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Phân chia theo mức độ

  • Mức độ nhẹ: Thị lực giảm nhẹ, chỉ ảnh hưởng đến một số hoạt động đòi hỏi thị lực tốt như đọc sách, lái xe trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Mức độ trung bình: Thị lực giảm đáng kể, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sinh hoạt. Bắt đầu gặp khó khăn trong việc nhận biết màu sắc, đọc chữ nhỏ hay lái xe.
  • Mức độ nặng: Thị lực giảm nghiêm trọng, gần như mất hoàn toàn và không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày mà không có sự trợ giúp của mọi người.

Cách điều trị mắt bị cườm khô 

Cách điều trị mắt bị cườm khô là gì? Hiện tại, phẫu thuật vẫn là lựa chọn hàng đầu để khôi phục thị lực khi mắt bị đục thủy tinh thế. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh, có một số biện pháp hỗ trợ có thể giúp cải thiện thị lực tạm thời.

Điều trị hỗ trợ giai đoạn đầu:

  • Kính đeo mắt: Trong giai đoạn sớm, việc đeo kính có độ phù hợp có thể giúp cải thiện thị lực tạm thời. Tuy nhiên, kính chỉ là giải pháp hỗ trợ và không thể ngăn chặn bệnh tiến triển.
  • Thuốc: Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể làm tan hoặc ngăn chặn sự phát triển của đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để điều trị các bệnh lý đi kèm như viêm mắt hay tăng nhãn áp.

Phẫu thuật

cườm khô
Phương pháp phẫu thuật để điều trị cườm khô

Khi bệnh tiến triển đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất cho người bị cườm khô. Hiện tại phẫu thuật đục thủy tinh thể thường được thực hiện bằng kỹ thuật phaco. 

Trong phương pháp này, bác sĩ sử dụng sóng siêu âm để làm mềm và hút bỏ phần thủy tinh thể bị đục, sau đó cấy một thấu kính nhân tạo vào mắt. Nhờ đó, thị lực của người bệnh được phục hồi rõ rệt, và nhiều trường hợp có thể không cần đeo kính hoặc chỉ cần đeo kính có độ nhẹ. 

So với phương pháp mổ truyền thống trước đây, phẫu thuật phaco mang lại nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, hồi phục nhanh và hiệu quả thẩm mỹ cao cho người bệnh.

Cườm khô có phải mổ không?

cườm khô
Phẫu thuật để điều trị cườm khô

Cườm khô có phải mổ không? Đó là thắc mắc phổ biến của nhiều người là câu hỏi quen thuộc của nhiều người.? Như đã đề cập ở trên, khi thủy tinh thể đã bị mờ đục nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Do đó,  phẫu thuật vẫn là phương pháp tối ưu, là điều cần thiết để loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo.

Tại sao phải phẫu thuật?

  • Chưa có thuốc đặc trị: Đến nay, chưa có dược chất nào được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm tiêu biến hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của đục thủy tinh thể.
  • Khôi phục thị lực: Phẫu thuật giúp loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo, giúp bạn nhìn rõ hơn.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Sau khi phẫu thuật, bạn có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách bình thường, như đọc sách, xem tivi, lái xe đường dài dễ dàng hơn.
  • Ngăn ngừa các biến chứng: Nếu không được điều trị, cườm khô có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, bong võng mạc…
Xem thêm:  12 cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà đơn giản

Cách phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể

Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, đặc biệt là do tuổi tác, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách áp dụng những biện pháp sau:

cườm khô
Kiểm tra mắt định kỳ
  • Kiểm tra mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về mắt và điều trị kịp thời. Đặc biệt là đối với người cao tuổi và những người có nguy cơ cao. Bên cạnh đó nên cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên khi làm việc với máy tính hoặc các thiết bị điện tử.
cườm khô
Bổ sung vitamin cho mắt
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa như cải xoăn, rau bina hay trái cây có màu sắc tươi sáng như cà rốt, dâu tây để giúp bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do gây hại. Bên cạnh đó, giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như thịt đỏ, đồ ăn nhanh để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh lý mắt điển hình như cườm khô.
  • Kiểm soát bệnh lý khác: Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm soát tốt đường huyết hay duy trì huyết áp ổn định để bảo vệ các mạch máu nuôi dưỡng mắt. Thêm vào đó, nếu có bệnh lý về tim mạch, bạn cần điều trị sớm để giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên đeo kính râm có khả năng chống tia UV để bảo vệ đôi mắt tốt nhất.

Qua bài viết Mắt kính việt Phát chia sẻ ở trên có thể thấy bệnh Cườm khô ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bằng cách chủ động phòng ngừa và chăm sóc mắt đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Đừng quên rằng, đôi mắt là tài sản quý giá của chúng ta, hãy trân trọng và bảo vệ nó nhé.

Đánh giá