Mụn trắng nổi ở mí mắt là tình trạng rất hay gặp phải nhung nhiều người vẫn khá lo lắng và chưa nắm rõ về tình trạng này. Vậy theo bạn nghĩ, mụn trắng nổi ở mí mắt có thực sự là một bệnh lý khó chữa không? Và nguyên nhân nào khiến mắt gặp phải tình trạng trên? Cùng theo dõi bài viết mà Mắt Kính Việt Phát chia sẻ ngay dưới đây để nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.
Mụn trắng nổi ở mí mắt là gì?
Mụn trắng trên mí mắt, có thể xuất hiện trên cả mí trên và mí dưới, gây cảm giác khó chịu, đau và vướng. Nếu mụn to, có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Thường thì chúng liên quan đến các vấn đề mắt thông thường như bệnh lẹo, mụn thịt, hoặc nghiêm trọng hơn như ung thư mi mắt, rối loạn tuyến bã. Cần xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng hơn, bảo vệ mắt.
Biểu hiện của mụn trắng nổi ở mí mắt?
Thông thường, khi mắc phải tình trạng mí mắt trên nổi mụn trắng nhỏ, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa mắt, cộm và cực kỳ khó chịu, mí mắt cũng xuất hiện tình trạng mọng nước và có sưng lên. Kèm theo đó là phần giác mạc mắt sẽ nóng rát, sưng lên, khiến người bệnh cảm thấy mắt khó chịu, đau nhức và cản trở tầm nhìn.
Nguyên nhân mụn trắng nổi ở mí mắt là gì?
Bị chắp, lẹo
Bị chắp, lẹo thường xuất hiện do sự hình thành Staphylocoque xâm nhập vào lông mi hoặc tuyến Meibomius bị viêm mãn tính làm cho mụn trắng xuất hiện ở mí mắt. Biểu hiện thường gặp khi bị chắp lẹo là:
- Có 2 trường hợp khi bị chắp là mụn sẽ nổi bên trong hoặc bên ngoài. Nếu mụn là bên trong, sẽ thấy mụn màu trắng ở một phần mí mắt, thường khó thấy rõ. Còn nếu là mụn bên ngoài, thường thì sẽ có màu đỏ, cứng, kích thước tầm hạt đậu, nếu bị vỡ ra sẽ thấy mụn có màu trắng sữa.
- Còn bị lẹo thì sẽ thấy vùng da bị lẹo sưng đỏ, mặc dù chỉ sưng nhỏ nhưng nó khiến người bệnh có cảm giác đau, khó chịu. Nếu bị trong thời gian dài, lẹo sẽ phát triển lớn lên, có màu trắng ngà. Khi bị lẹo bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy dễ nhạy cảm với ánh sáng hơn và mắt sẽ bị chảy nước mắt thường xuyên hơn.
Ung thư mi mắt
Ung thư mi mắt sẽ thấy mọc mụn trắng ở mí mắt dưới, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau nếu sờ vào. Hạt trắng này thường sẽ nổi lên và xẹp xuống nhiều lần. Vùng da ở mí mắt dưới sẽ có màng cứng, bị loét.
Đồng thời, mí mắt có màu nhợt nhạt, quanh bờ mi gồ đen. Khi bị ung thư mi mắt, biểu hiện bạn hay gặp đó là các đốm mụn xuất hiện đột ngột, màu sắc của chúng cũng bất thường, tuy không gây đau, ngứa nhưng lại rất dễ bị loét.
Rối loạn tuyến bã
Rối loạn tuyến bã khiến lớp màng mỡ ở trên bề mặt mắt không được như bình thường, nó sẽ bị bốc hơi nhanh hơn. Điều này khiến cho tuyến lệ hoạt động quá mức và làm khô rát vùng giác mạc, kết mạc.
Chính điều này đã làm mí mắt trên nổi mụn trắng nhỏ và xuất hiện mụn thường mủ. Bên cạnh đó, khi bị rối loạn tuyến bã bạn sẽ thấy mắt đau nhức khi nhắm mở mắt, cảm giác bị cộm, như thể đang có vật gì trong mắt.
Viêm niêm mạc mắt
Nếu bạn bị viêm niêm mạc mắt thì phần mí mắt sẽ mọc mụn trắng ở mí mắt trên và dưới, gây cho người bệnh cảm giác đau nhức, khó chịu nếu gặp phải.
Lúc đầu thì có thể bạn chỉ thấy ngứa hoặc cộm mắt nhưng sau một thời gian bị viêm, mắt sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy và mọc bọng nước. Vùng mí mắt bị viêm niêm mạc có thể càng sưng lớn hơn nếu bạn dùng tay bẩn để dụi mắt.
Mụn thịt
Những nốt mụn trắng nổi ở mí mắt cũng có thể là mụn mụn cơm hay còn gọi là mụn thịt. Loại mụn thịt này có đặc điểm là đầu màu trắng, thường xuất hiện ngay mí mắt, cằm hoặc trán, quanh bọng mắt dưới,…
Nếu tuyến mồ hôi trên cơ thể phát triển quá mức thì đây cũng chính là nguyên nhân chính gây nên mụn thịt. Kích thước trung bình của mụn thịt thì tầm 1mm-3mm, có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng.
Mắt bị ảnh hưởng thế nào khi nổi mụn trắng ở mí mắt?
Khi mụn trắng nổi ở mi mắt, mắt sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều:
- Gây hại cho đôi mắt.
- Làm cho mắt luôn có cảm giác vướng víu, khó chịu, bị cộm như đang có vật gì trong mắt,
- Bị ảnh hưởng đến tầm nhìn nếu mụn trắng có kích thước quá lớn.
- Nếu bị nặng, người bệnh có thể cảm thấy nóng rát, ngứa kết mạc mắt.
- Gây mất thẩm mỹ, nếu mụn to có thể là vùng mắt xung quanh mụn bị sưng và biến dạng
Mụn trắng nổi ở mí mắt có nguy hiểm không?
Rõ ràng, nếu bạn bị mụn trắng nổi ở mi mắt bắt nguồn từ những nguyên nhân như viêm niêm mạc mắt hay ung thư mắt thì nó sẽ khá là nguy hiểm. Những điều này làm suy giảm sức khỏe của mắt, trong một số trường hợp bị nặng, mắt có nguy cơ bị nhiễm trùng và có nguy cơ cao bị hoại tử mí mắt.
Do đó, nếu mắt bạn đang gặp phải các tình trạng trên, dù là những triệu chứng nhỏ nhất thì bạn cũng không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán ngay.
Cách điều trị khi mí mắt nổi mụn trắng
Khi mắt có mụn trắng nổi ở mi mắt, cách điều trị hiệu quả nhất đối với từng trường hợp là:
- Mắt bị lẹo, chắp: Cần vệ sinh mắt hằng ngày một cách sạch sẽ, nếu có thể thì bạn nên hạn chế tối đa việc trang điểm mắt và đặc biệt tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn. Nếu được điều trị đúng cách, mụn sẽ xẹp xuống trong thời gian ngắn.
- Ung thư mi mắt: Riêng trường hợp này thì bạn nhất định nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán cũng như đưa ra cách điều trị hợp lý nhất. Việc bạn cần làm là phải tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Rối loạn tuyến bã: Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nên điều chỉnh thời gian học tập, làm việc một cách hợp lý nhất. Hạn chế việc ăn những món quá cay, hoặc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều. Tập thói quen vệ sinh da mắt nhẹ nhàng, hằng ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Viêm niêm mạc mắt: Dùng thuốc đúng theo toa mà bác sĩ kê theo đơn, cần kiểm tra và tiếp tục theo dõi nếu tình trạng không cải thiện.
- Mụn thịt: Có thể dùng tỏi tươi đã được xay nhỏ đắp lên mụn thịt trong tầm 15 – 30 phút rồi rửa sạch với nước, cách này bạn nên thực hiện hằng ngày và cần kiên trì. Hoặc bạn cũng có thể đến các trung tâm thẩm mỹ để điều trị dứt điểm bằng các công nghệ mới nhất.
Cách phòng tránh mí mắt nổi mụn trắng
Mụn trắng trên mí mắt ít khi gây biến chứng nặng nhưng vẫn có trường hợp dẫn đến viêm mắt, loạn thị, hoặc sẹo giác mạc. Để phòng ngừa, không nên tự ý nặn mụn hay dùng thuốc không theo chỉ định, mà cần thăm khám bác sĩ.
- Hãy hạn chế chạm tay vào mí mắt vì tay thường chứa vi khuẩn có hại. Nếu điều trị viêm kết mạc, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tái phát.
- Sử dụng kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tia UV và các yếu tố môi trường khác.
- Vệ sinh mắt thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất có thể gây kích ứng.
- Cuối cùng, hạn chế dụi mắt và thay vào đó, dùng tay sạch để vỗ nhẹ quanh vùng mắt nếu cảm thấy ngứa.
Bài viết trên Mắt Kính Việt Phát đã chia sẻ đến mọi người những thông tin về tình trạng mụn trắng nổi ở mí mắt. Hy vọng những thông tin mà Mắt Kính Việt Phát chia sẻ sẽ thật sự hữu ích, giúp mọi người biết cách điều trị hợp lý nhất.