Đục thủy tinh thể ở người già có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể ở người già có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể ở người già có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện do quá trình lão hóa của mắt vì thế thường xảy ra ở tuổi già. Theo những thống kê, bệnh đục thủy tinh thể chiếm đến 48% tỷ lệ mù lòa trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt. Vậy đục thủy tinh thể ở người già có nguy hiểm không ? Có cách nào điều trị cho tình trạng này không ?

Đục thủy tinh thể ở người già là gì?

Đục thủy tinh thể ở người già hay còn được gọi là đục thủy tinh thể lão suy do quá trình lão hóa của mắt. Tình trạng này thường xuất hiện nhất ở người trên 65 tuổi, lúc mà mắt đã bị lão hóa dần. 

Đây là quá trình mất dần của các đám thủy tinh thể trong mắt, làm cho thủy tinh thể mất đi tính trong suốt và có thể gây ra các vấn đề như mờ đục, giảm thị lực và những hiện tượng như thấy những vật bị nhoè hoặc có những vệt sáng.

Mắt bị đục thủy tinh thể do tuổi già diễn ra từ từ và mức độ khác nhau giữa hai mắt. Toàn bộ quá trình được chia làm các giai đoạn: 

  • Giai đoạn đục bắt đầu: Lúc này đồng từ chưa thấy hình ảnh mờ đục, chỉ có thể nhận biết thông qua kính hiển vi. Thông qua hình ảnh trên kính hiển vi sẽ thấy được hình ảnh trước sau của thủy tinh thể, vùng đục phần nhân trung tam hay phần vỏ.
  • Giai đoạn tiến triển: Người mắc bệnh đục thủy tinh thể sẽ chỉ còn nhìn thấy ở nước đem ngón tay trước mắt, lỗ đồng tử thấy xuất hiện vệt mờ đục. 
  • Giai đoạn đục thủy tinh thế hoàn toàn: Thị lực của người mắc bệnh chỉ có thể phân biệt sáng tối và ánh đồng thử không còn. 

bệnh đục thủy tinh thể

Phân loại bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Mắt bị đục thủy tinh thể được phân loại dựa trên hình thái và vị trí được chia làm 3 loại sau: 

  • Đục nhân thủy tinh thể: Đục thủy tinh thể ở ở vùng nhân xảy ra khi tình trạng xơ xứng nhân thủy tinh thể vượt mức ở vùng trung tâm. Đây là loại thường gặp nhất của đục thủy tinh thể ở người già. 
  • Đục vỏ: dạng đục vỏ này có thể phồng lên và chồng lớp lên nhau để tạo thành các vùng vỏ nhỏ hơn. Khi toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành màu trắng sữa (thủy tinh thể hoàn toàn đục), được gọi là đục chín. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều nhất ở bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường.
  • Đục bao sau: Đây là dạng đục thủy tinh thể mà các vệt đụcn nhỏ ở biểu mô và bao trước của thủy tinh thể nhưng không ảnh hướng đến lớp vỏ. Những trường hợp này thường xuất hiện ở những người bị cận, bi võng mạc sắc tốt hoặc đái tháo đường. 
đục thủy tinh thể ở người già
Phân biệt đuc thủy tinh thể ở người già
Xem thêm:  Bệnh cườm khô là gì? Cườm khô có nguy hiểm không?

Triệu chứng đục thủy tinh thể ở người già

Giảm thị lực là triệu chứng rõ ràng nhất do đục thủy tinh ở người già. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của bệnh, mắt sẽ dần nhìn kém đi, nhìn mờ và thường xuất hiện tình trạng bị chói mắt. 

Ngoài ra, đục thủy tinh thể ở người già còn xuất hiện các triệu chứng của cận thị giả. Mắt sẽ khó điều tiết để nhìn rõ các hình ảnh ở xa và thường xuyên cảm thấy mắt mỏi, đau nhức khi phải nhìn xa.

Bên cạnh đó, ở những giai đoạn đục thủy tinh thể có thể thấy tâm đồng thử trắng. Khi xuất hiện dấu hiệu này thì đuc thủy tinh thể ở người già đã ở giai đoạn tiến triển. 

Trong tất cả các giai đoạn, giai đoạn bắt đầu là thời gian vàng để điều trị dứt điểm mà không gây đau đớn đến người bệnh và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Ở các giai đoạn sau, các triệu chứng càng rõ nét hơn, tầm nhìn của người mắc bệnh càng hạn chế. 

Ở các giai đoạn sau của mắt bị đục thủy tinh thể có thể xuất hiện các dấu hiệu quáng gà, chấm đen trong mắt hoặc nhìn một 1 thành nhiều vật,.. Những tình trạng này có thể xuất hiện và tiến triển khác nhau giữa 2 mắt và tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. 

Nếu được phát hiện sớm sẽ đem đến kết quả điều trị tốt nhất nhưng đa phần những người lớn tuổi thường nghĩ việc tầm nhìn giảm suốt là do tuổi tác và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, khi bệnh tiến triển quá xuất mới có tâm lý đến bệnh viện kiểm tra, lúc này thì đã quá muộn để điều trị.

bệnh đục thủy tinh thể
Triệu chứng của đục thủy tinh thể ở người già

Biến chứng có thể gặp khi bị đục thủy tinh thể

Như đã được đề cập về dấu hiệu đục thủy tinh thể ở người già, dấu hiệu rõ ràng nhất là mắt sẽ mờ dần đây cũng là biến chứng sẽ gặp khi bị đục thủy tinh thể. Ngoài ra, còn một số biến chứng nguy hiểm khác khi bị đục thủy tinh thể:

  • Tăng nhãn áp (glôcôm): Đục thủy tinh thể nặng có thể làm tăng áp lực trong mắt, dẫn đến nguy cơ phát triển glôcôm, một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tổn thương thần kinh thị giác.
  • Viêm mắt: Sau khi phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể, nếu không được chăm sóc và theo dõi đúng cách, có thể dẫn đến viêm mắt hoặc nhiễm trùng.
  • Mất thị lực vĩnh viễn: Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
đục thủy tinh thể ở người già
Biến chứng của đục thủy tinh thể
Xem thêm:  Bệnh cườm nước có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở người già

Thông thường bệnh đục thủy tinh thể ở người giả chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến bệnh mắt bị đục thủy tinh thể: 

  • Do quá trình bị lão hóa: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 90% bệnh đục thủy tinh thể ở người già là do quá trình lão hóa hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Lúc này cũng như các bộ phận khác, mắt sẽ bị thiếu hụt các chất chống oxy hóa trầm trọng. Do đó, cơ thể không  không thể đủ chất cần thiết cho hoạt động thường ngày của mắt.
  • Tác nhân từ môi trường: Hiện nay môi trường đang bị ảnh hướng rất nghiêm trọng bởi ô nhiễm và bụi bẩn và những thực phẩm không tốt. Do đó, khi tiếp xúc nhiều trong môi trường mắt sẽ bị ảnh hưởng và dần dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể ở người già.
  • Do biển chứng từ các bệnh khác: Không chỉ do lão hóa hay môi trường, những bệnh toàn thân, bệnh mãn tính cũng là nguyên dẫn của bệnh đục thủy tinh thể. Những bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp có thể dẫn đến các tình trạng đục thủy tinh thể. Ngoài ra, những bệnh lý về mắt khác cũng là nguyên nhân gây bệnh.
mắt bị đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đôi mắt cũng như các bộ phận khác trên cơ thể cần được kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh tốt nhất. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám và kiểm tra mắt định ký 6 tháng/ lần kịp thời phát hiện bệnh. Với bệnh đục thủy tinh thể ở người già phát hiện càng sớm, khả năng chữa trị càng cao.

Ngoài ra, với những trường hợp mắt có bất kỳ dấu hiệu bất thường như mỏi mắt, mắt mờ, đau nhức thì bạn cũng nên đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. 

Xem thêm:  6 bệnh về mắt ở người già thường gặp bạn cần biết

Đục thủy tinh thể có chữa được không?

Như đã được đề cập, bệnh đục thủy tinh thể cần được phát hiện sớm để tìm được phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng xấu nhất là mù vĩnh viễn. Vậy đục thủy tinh thể có chữa được không?

Ở giai đoạn đầu: Các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cắt kính hỗ trợ thị lực hoặc các loại thuốc bổ cho mắt. Đồng thời, chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng phải thay đổi khoa học hơn với các nhóm thực phẩm tốt cho mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đeo kính để tránh các tác nhân không tốt từ mỗi trường như tia UV, ánh sáng xanh. 

Ở giai đoạn trở nặng bác sĩ có thể sẽ can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thay đục thủy tinh thể để giúp bệnh nhân tìm lại ánh sáng. 

Bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh đục thủy tinh thể ở người già. Hi vọng với thông tin này sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ đôi mắt sáng khỏe và thường xuyên kiểm tra định kỳ mắt. Nếu bạn có thắc mắc về các loại kính hợp với người mắc bệnh đục thủy tinh thể hãy liên hệ ngay với mắt kính Việt Phát.

Đánh giá